Độ phân giải màn hình hiểu một cách đơn giản là một chỉ số cho chúng ta biết số lượng các các điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình. Bất kỳ màn hình nào cũng có các điểm ảnh được sắp xếp theo một số hàng và số cột nhất định, và độ phân giải cũng thường được thể hiện bằng cách phép nhân giữa số hàng và số cột đó, ví dụ như 1024×768 hay 1920×1080… Các chỉ số này càng lớn thì màn hình hiển thị càng chi tiết.
Khi đề cập đến chất lượng của một màn hình hiển thị ( màn hình led, trên điện thoại, máy tính bảng, laptop, TV…), người ta thường hay dùng đến thuật ngữ độ phân giải màn hình. Vậy độ phân giải màn hình là gì, và ý nghĩa thật sự của nó ra sao? Trong bài viết này, Màn Hình Led Việt sẽ đưa ra những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi trên.
1. Độ phân giải màn hình là gì?
Độ phân giải màn hình là một chỉ số cho chúng ta biết số lượng các các điểm ảnh (pixel) hiển thị trên màn hình. Bất kỳ màn hình led P nào cũng có các điểm ảnh được sắp xếp theo một số hàng và số cột nhất định, và độ phân giải cũng thường được thể hiện bằng cách phép nhân giữa số hàng và số cột đó, ví dụ như 1024×768 hay 1920×1080…
Các điểm ảnh (pixel) được sắp xếp một cách trật tự theo chiều ngang và chiều dọc trên màn hình
Cần phân biệt giữa độ phân giải màn hình và độ phân giải của máy ảnh. Độ phân giải máy ảnh được đánh giá bằng chỉ số MP (megapixel), mang ý nghĩa số điểm ảnh tối đa trên một bức hình mà máy ảnh đó chụp được. Ví dụ, một máy ảnh có độ phân giải 13MP tức là nó có khả năng chụp được những bức ảnh chứa 13 triệu điểm ảnh.
Thông thường, mọi người thường nghĩ đơn giản là màn hình có độ phân giải càng lớn thì hình ảnh được hiển thị trên đó càng chi tiết. Thực ra điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ màn hình, kích thước điểm ảnh hay kích thước màn hình… Ví dụ, một màn hình có kích thước 5 inch có độ phân giải 1024×768 nếu so sánh với một màn hình khác cũng có độ phân giải 1024×768 nhưng kích thước 8 inch thì rõ ràng với các điểm ảnh trên màn hình 8 inch sẽ bị dàn trải nhiều hơn, do đó hiển thị hình ảnh kém sắc nét hơn.
2. Các tiêu chuẩn độ phân giải phổ biến nhất hiện nay
- FWVGA: Đây là chuẩn màn hình có độ phân giải thấp 480×854 pixel.
- qHD: Chữ “q” trong “qHD” là viết tắt của từ “quarter” (có nghĩa là ¼ trong tiếng Anh). Đúng như tên gọi, tiêu chuẩn qHD có nghĩa nó bằng ¼ so với chuẩn Full HD, tức là đạt mức 960×540 pixel.
- HD: Đây là chuẩn trung bình hiện nay dành cho smartphone, có độ phân giải 1280×720 pixel và tỷ lệ khung hình 4:3. Những biến thể của màn hình Led HD bao gồm các tiêu chuẩn WQXGA hay XGA, WXGA, trong đó người ta nâng thêm số lượng các điểm ảnh, biến tỷ lệ khung hình gần đạt 16:9. Vì hiện nay smartphone đang có xu hướng thiết kế tràn viền, tỷ lệ màn hình thay đổi làm cho độ phân giải cũng thay đổi theo, từ đó sinh ra biến thể là độ phân giải HD+ có chiều dài lớn hơn chuẩn HD. Đối với tiêu chuẩn sử dụng hiện nay, HD chỉ ở mức đủ dùng nên chỉ xuất hiện trên các điện thoại giá rẻ.
- Full HD hay FHD: Đây là tên gọi cho những màn hình có độ phân giải 1920×1080 pixel và có tỷ lệ khung hình là 16:9. Đây là chuẩn cơ bản của smartphone tầm trung đến cao cấp hiện nay. Hiện nay Full HD đã bị thay thế bằng Full HD+ hay còn gọi là FHD+ có chiều cao vẫn là 1080p nhưng chiều rộng sẽ đa dạng hơn như 2160 x 1080 pixel, 2280 x 1080 pixel, 2340 x 1080 pixel.
- 2K: Đây là tên gọi của của những màn hình có độ phân giải 2560×1440 pixel, được coi là màn hình cao cấp dành cho smartphone. 2K+ là một biến thể của màn hình 2K, có chiều cao tương tự như màn hình 2K nhưng chiều rộng sẽ lớn hơn với các độ phân giải phổ biến như: 3200 x 1800 pixels, 2960 x 1440 pixels, 3120 x 1440 pixels, … 2K+ được trang bị phổ biến trên các dòng máy flagship như Samsung Galaxy S20+ hay Huawei P40 Pro.
- QHD: Đây là chuẩn màn hình cao hơn 2K và thấp hơn 4K hay có thể được gọi là màn hình 2.5K, với độ phân giải 2.560 x 1.440 pixel. Màn hình QHD cho kích thước điểm ảnh cực nhỏ, giúp hình ảnh hiển thị với độ mượt cao, chân thật và sắc nét, tuy nhiên có nhược điểm là tiêu thụ nhiều điện năng và giá thành cao hơn màn hình Full-HD.
- Ultra HD (UHD) hay 4K: Đây là tiêu chuẩn dành cho những màn hình có độ phân giải 3840×2160 pixel hoặc 4096 x 2160 pixel, cao gấp 4 lần so với chuẩn Full HD 1080p (1920×1080 pixel). Hiện độ phân giải này được chủ yếu dùng trên các TV cao cấp vì việc trang bị nó cho thiết bị cầm tay như smartphone là tương đối không cần thiết. Ngoài 4K thì hiện nay còn rất nhiều độ phân giải khủng khác như 4K+ (UHD+) 5120 x 2880 pixels, FUHD 7680 x 4320 pixels (gấp 4 lần 4K và 16 lần Full HD) còn gọi là 8K, hay QUHD (15360 x 8640 pixels) có số điểm ảnh gấp 4 lần 8K và 16 lần 4K.
Cần phải phải được kết hợp với nhiều yếu tố khác như: Công nghệ màn hình, mật độ điểm ảnh, kích thước màn hình thì mới đánh giá được một màn hình đẹp hay không, chứ một mình độ phân giải thôi thì chưa đủ để nhận xét được. Một ví dụ đơn giản như một màn hình có kích thước 5 inch có độ phân giải 1920×1080 đem so sánh với một màn hình khác cũng có độ phân giải 1920×1080 nhưng kích thước 7 inch, diện tích màn hình lớn hơn sẽ phải trải nhiều điểm ảnh hơn thì có thể sẽ không đẹp bằng, lúc này bạn phải xem thêm những thông số khác như mật độ điểm ảnh để nhận xét thêm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ HTECH
HN: Số 9 Đường An Thọ 2 – An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0986.086.465 – 0904.918.684
VPĐD HCM: 53/162A Đường Số 4, Khu Phố 5, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP HCM
Điện thoại: 0986.086.465 – 0936.302.634
Email : mhledviet@gmail.com
Website: manhinhledviet.com.vn